Hướng dẫn các bước thi công sàn nhựa đúng gu
I. Dụng cụ chuẩn bị thi công sàn nhựa (Áp dụng đối với sàn dán keo) gồm:
- Búa cao su, kéo, con lăn bề mặt, dao rọc giấy, tấm quét keo, thước đo, keo 502….vv.

II. Xử lý mặt nền.
- Bề mặt yêu cầu phải đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn: Nhẵn - phẳng - mịn - sạch (Không có bụi bẩn) và đặc biệt là phải khô tuyệt đối. Nếu là nền bê tông thì các yếu tố trên là bắt buộc và vô cùng quan trọng, nền gạch men (Đá hoa) cũng cần yêu cầu bằng phẳng và nếu có lồi lõm thì cần phải được làm phẳng giữa các mạch.
- Dọn dẹp vệ sinh bụi bẩn, cát đá thật kỹ, sau đó chuyển sang công đoạn làm phẳng mặt sàn. Mặt bằng chỉ cần một lỗi nhỏ trên mặt sàn sẽ khiến cho sàn nhựa sau khi lắp đặt không được bằng phẳng, nhanh chóng dẫn đến hư hỏng.
Lưu ý: Đảm bảo mặt nền sạch sẽ, không có sáp, dầu mỡ, bụi bặm trước và trong khi lắp đặt sàn. Và sản phẩm không bị lỗi để đảm bảo sàn được hoàn thiện nhất.

III. Quy trình thi công sàn nhựa.
- Để tăng vẻ đẹp thẩm mỹ nên lát so le, chia ron giống như các loại sàn gỗ tự nhiên, công nghiệp.
Bước 1: Xác định đường chuẩn
Chia theo Ô vuông rồi dùng dây đánh dấu đường chuẩn bằng một dây ngang xác định điểm đầu và điểm cuối thành một đường thẳng.
Đường chuẩn có tác dụng giúp thi công tiết kệm gạch nhất và đảm bảo thẫm mỹ sau khi hoàn thành. Thông thường bạn có thể lấy đường tâm là đường vuông góc với bức tường có cửa ra vào hoặc vuông góc với bất kỳ bức tường nào theo chiều mà bạn chọn. Sau đó bạn nên lót thử từng tấm theo khoảng cách đã chia để đảm bảo sản phẩm có thể hoàn chỉnh nhất. Tiếp thep nên thực hiện cắt ghép bằng dao rọc giấy, nên đặt ván lên trên vị trí khác cao hơn không làm ảnh hưởng mặt sàn.



Bước 2: Quét keo
Tuỳ theo mặt nền mà thợ sàn có thể sử dụng sao cho hợp lý. Nếu mặt phẳng có bề mặt tốt thì số lượng keo thi công ít hơn. Ngược lại nếu mặt phẳng kém thì sẽ tốn nhiều keo hơn. Nên sử dụng khoảng 0.5kg keo/m2. Bạn nên quét keo với một diện tích từ 15-30m2 để tránh cho keo bị khô trước khi được dán gạch (Những lần trát keo kế tiếp thực hiện tương tự).
Quét keo là một bước đơn giản nhưng cũng quan trọng không kém bước dán gạch. Bạn nên chú ý quét thật điều tay và không quá dày tránh cho keo bị “xì” lên giữa các mép sàn nhựa sau khi bạn dán gạch.

Bước 3: Thời gian để keo có độ kết dính tốt nhất là 10-15 phút sau khi trét keo. Keo chuyển từ màu trắng sang màu vàng đục và nếu chạm nhẹ đầu ngón tay xuống mặt nền thì keo lúc này có độ dẻo như bã kẹo cao su, keo không còn dính vào đầu ngón tay nữa. Kỹ thuật này là rất quan trọng và tiên quyết cho chất lượng lâu dài về sau.
Bước 4: Tiến hành dán thanh sàn đầu tiên từ trung tâm sau khi đã kiểm tra đảm bảo kỹ thuật. Ấn đều lên sàn nhựa từ trái xuống cho bám sát và đều vào bề mặt sàn. Dùng búa cao su vỗ đều lên tấm sàn nhựa và tiếp tục dán các thanh tiếp theo. Xếp các tấm sàn nhựa vừa khít mép với nhau. Sau khi dán xong bạn tiếp tục làm theo tương tự với diện tích còn lại cho tới khi hết diện tích phải thi công.


Bước 5: Dùng dao rọc giấy để cắt tấm sàn nhựa ở đường kết thúc và góc tường. Kiểm tra xem khoảng cách sàn nhựa với mép tường xem đã ổn chưa (Nên để mép sàn nhựa cách tường từ 1-2 mm). Tiến hành cắt phào chân tường vì phào chân tường có tác dụng bảo vệ tường nhà bạn và tạo một không gian sàn nhà sang trọng và lịch lãm hơn.
Bước 6: Dùng con lăn để lăn các mép và toàn bộ sàn nhằm tăng độ kết dính giữa từng tấm.

Bước 7: Kết thúc quá trình thi công, nhẹ nhàng vệ sinh toàn bộ mặt sàn.